Nến Inside bar là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch hiệu quả
Mặc dù mô hình nến Inside bar phức tạp và có nhiều biến thể dễ khiến người ta nhầm lẫn, nhưng mô hình này thường cho ra dự đoán chính xác và ít gặp phải rủi ro giao dịch được nhiều trade có kinh nghiệm giao dịch. Nếu bạn chưa hiểu về mô hình Inside bar hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Nến Inside Bar là gì?
Inside Bar là mô hình nến cấu tạo bởi hai cây nến liền kề. Trong đó, cây nến phía trước giống như cây nến mẹ che toàn bộ thân nến phía sau. Người ta thường gọi mô hình này là “nến nằm trong nến” nghĩa là cây nến phía sau được chứa hoàn toàn trong phạm vi của cây nến đầu tiên - nến mẹ.
Lưu ý, mô hình này không nhất thiết có cấu tạo chỉ bơi hai cây nến mà đôi khi có thể là 3, 4 cây hoặc nhiều hơn. Chỉ cần những cây nến sau thỏa mãn điều kiện được che bởi cây nên mẹ thì đều nằm trong tổng thể mô hình Inside Bar.
Inside Bar được đánh giá là loại mô hình “hai mang” vì đôi khi nó cung cấp tín hiệu xu hướng tăng tiếp diễn, nhưng cũng có lúc đại diện cho sự đảo chiều của thị trường trong tương lai.
2. Đặc điểm của mô hình Inside Bar
Đúng như tên gọi, mô hình Inside Bar có 2 nến: nến Mother Bar và nến Inside Bar:
- Để hình thành mô hình Inside Bar chính hiệu cần phải có 2 nến. Nến 2 có đỉnh thấp hơn, đáy cao hơn nến đã hình thành trước đó. Nến được hình thành trước đó gọi là nến Mother Bar. Hay có thể hiểu, nến thứ 2 nằm hoàn trong nến thứ nhất bao gồm cả phần thân và râu.
- Ngoài ra, theo lý thuyết cổ điển, mô hình Inside Bar chỉ đem lại hiệu quả khi màu nến của các thanh nến trong Inside Bar khác nhau. Nếu nến Mother Bar là nến xanh thì nến Insider Bar phải là nến đỏ và ngược lại.
- Tuy nhiên, hiện tại điều này có chút thay đổi. Màu nến trong mô hình Insider Bar không nhất thiết phải khác nhau. Màu sắc của nến Mother Bar và nến Inside Bar có thể giống nhau nhưng phải đảm bảo nến Inside Bar nằm trong nến Mother Bar.
3. Ý nghĩa của mô hình Inside Bar
Mô hình Inside Bar là mẫu hình nến được nhiều nhà đầu tư, người giao dịch có kinh nghiệm tin tưởng áp dụng, ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Cụ thể:
- Mô hình này cho thấy hành động về giá đang có dấu hiệu đi sâu vào những vùng tích lũy hoặc nằm ở giai đoạn chưa quyết định. Hiểu đơn giản nhất chính là sức mua hoặc bán của thị trường giao dịch đang giảm nhiệt. Đặc biệt mô hình này dễ xuất hiện nhất ở vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng.
- Dự đoán xu hướng theo phân tích mô hình nến Inside Bar. Những trader chuyên nghiệp thường quyết định đóng lệnh để chờ cho hành động tiếp theo của thị trường giá. Vì thị trường đang bình ổn giá, cả bên mua và bên bán cũng đang do dự về tác động về giá trên thị trường.
- Tâm lý thị trường phía sau Inside Bar cho thấy sự do dự rõ rệt nhất giữa cả phe mua và phe bán. Nếu xuất hiện càng nhiều nến phía sau thì sự do dự vẫn còn tiếp tục tiếp diễn và có thêm nhiều mô hình nến con phía sau. Trừ khi thị trường có sự đột phá dữ dội thì thị trường mới bị phá vỡ hoàn toàn.
4. Các biến thể của mô hình Inside Bar
Hiện nay, mô hình Inside Bar có nhiều biến thể khác nhau, mỗi biến thể có đặc trưng riêng. Để giao dịch hiệu quả, các nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại biến thể. Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Mô hình nến Inside Bar và cây nến Pin bar
Mô hình nến này tuân thủ đúng đặc điểm của một cây nến con cơ bản. Hiểu đơn giản thì cây nến dài phía trước vẫn là cây nến mẹ bao bọc cho cây nến con ở phía sau. Tuy nhiên khác biệt lớn nhất của loại biến thể Inside này chính là cây nến thứ hai mang tên pin bar.
Vì pin bar là dạng nến đảo chiều nên mẫu biến thể này cũng có ý nghĩa cho tín hiệu thị trường giá đảo chiều. Người chơi có thể tận dụng để đón xu hướng thị trường mới. Tuy nhiên bạn vẫn nên cân nhắc và xem xét dựa trên nhiều tiêu chí khác nữa. Ngoài loại inside bar cung cấp tín hiệu đảo chiều thì nến nhỏ thứ hai là loại nến Doji, nến búa, spinning top… cũng áp dụng tương tự.
Mô hình nến biến thể Fakey Inside Bar
Mô hình nến biến thể Fakey inside bar có tất cả 4 cây nến, trong đó 2 thân nến đầu tiên vẫn tuân thủ mô hình inside bar tiêu chuẩn, nhưng 2 cây tiếp theo lại là một sự phá vỡ thị trường giả - False breakdown. 02 cây nến sau có thân dài và màu sắc tương đồng với loại nến con/nến mẹ.
Loại mô hình Fakey inside bar dễ dàng khiến người chơi nghĩ rằng thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại nên bắt đầu tham gia giao dịch mua bán. Tuy nhiên, sau đó giá lại nhanh chóng đi ngược hướng bạn dự đoán ban đầu và đây chính là hiệu ứng của sự phá vỡ giả.
Mầu này rất nguy hiểm, dễ gây nhầm lẫn cho quá trình nhận dạng và có thể gặp tình trạng dính bẫy thua tiền cho các nhà đầu tư lớn. Nên cách tốt nhất là ngưng lệnh và chờ thời cơ tốt hơn
Mô hình nến biến thể Inside Bar lồng nhau
Mô hình Inside bar lồng nhau sẽ có từ 2 đến 3 hoặc với nhiều cây nến con hơn. Và đương nhiên biến thể mô hình vẫn tuân thủ nguyên tắc nến mẹ là lớn nhất, những cây nến sau dần được bao phủ bởi cây nến đằng trước theo một quy tắc nhất định.
Mô hình này cho thấy sự lưỡng lực trong việc quyết định giao dịch mua và bán. Một sự dồn nén đang chuẩn bị vào sắp có xu hướng mới cho thị trường(nhưng việc tăng giảm còn cần xét theo từng trường hợp cụ thể.
Mô hình nến biến thể Inside Bar đa nến
Biến thể cuối cùng là Inside bar da nến, nghĩa là sẽ có từ 03 hoặc nhiều nến hơn là mô hình gốc. Nhưng nến mẹ vẫn luôn là lớn nhất, những cây nến sau vẫn được bao phủ bởi mẹ, nhưng không cần lồng nhau.
Loại mô hình đa nến này cho thấy thị trường giao dịch vẫn đang trong tích lũy và chờ thời cơ bùng nổ. Với loại biến thể này, cách tốt nhất để bảo toàn lợi nhuận là không nên giao dịch và đóng bớt các lệnh không cần thiết để đề phòng rủi ro xảy ra.
5. Cách giao dịch với mô hình nến Inside Bar
Inside bar là mẫu hình “2 mang” vừa cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng, vừa cung cấp tín hiệu đảo chiều. Thế nên các nhà đầu tư cần cân nhắc vào tín hiệu cung cấp để đưa ra quyết định hợp lý nhất. Hãy tham khảo các bước giao dịch cho từng trường hợp cụ thể dưới đây:
5.1. Inside Bar tiếp diễn xu hướng
Các nhà đầu tư rất yêu thích xu hướng này. Chúng ta đều biết để giao dịch hiệu quả thì xác định đúng xu hướng là điểm mấu chốt. Nếu mô hình Inside bar đi trùng với xu hướng giá đang chạy, đây được xem là cú nổ lớn sắp diễn ra. Bởi sau thời gian tích luỹ, lấy đã, thời điểm này chính là lúc để "bộc phá: quả lựu đạn có trong tay, giá có thể chạy từ vài chục pip là điều hiển nhiên.
Khi quan sát ví dụ trên, bạn có thể thấy cặp GBP/USD khi đã hình thành xong mô hình Inside Bar đa nến thì có đà giảm rất mạnh. Thậm chí, sau đó giá đã phá vỡ khỏi mô hình nến nằm trong.
Để tìm được điểm vào lệnh, các trader phải đợi chờ hình thành xong nến thứ 2 (hay còn gọi là Inside Bar). Do đó, khi phiên giao dịch thứ 2 đóng, đây là lúc các nhà đầu tư cần xác định xem nến nằm trong có được hình thành hay không. Nếu có, giá sau đó sẽ tạo ra sự đột phá sau 1 thời gian dài tích lũy.
Khi đã xác định được rằng mô hình nến này có hình thành, các nhà đầu tư nên chờ tiếp xem nến thứ 3 có phá vỡ hay không. Điều này sẽ dễ thấy hơn khi InsideBar được hình thành ở các khung như H4 và D1. Bạn hãy thử đối chiếu qua các khung nhỏ hơn để tìm được điểm vào lệnh.
Ví dụ trên là cặp GBP/USD tại khung D1, bạn có thể quan sát thêm mô hình nến Inside Bar ở khung H4 để hiểu rõ hơn nhé!
Trong ví dụ này, sau khi giá đã phá vỡ tam giác tích luỹ, giá bắt đầu giảm nhưng vẫn test lại nhiều lần trước khi thực sự lao xuống. Với những mô hình như này, các nhà đầu tư chú ý:
- Điểm vào lệnh sẽ luôn là điểm giá được phá vỡ.
- Điểm cắt lỗ sẽ là nằm trên cây nến thứ 2 hay cây Inside Bar 1 vài pip. Với cặp GBP/USD do biên độ dao động quá lớn, các trader nên đặt cắt lỗ 1 chút để tránh bị chạm cắt lỗ rồi giá mới quay đầu bởi vì khi giá vượt qua đó, theo lý thuyết Dow, giá sẽ hình thành 1 đỉnh cao hơn, hoặc đáy thấp hơn, như vậy mô hình có thể đã bị False Break.
- Điểm chốt lời: Tromng ví dụ trên mô hình nến Inside Bar hình thành ở nến ngày, hay còn có tên gọi là Inside Day, nên khi nó có xu hướng giảm thì đã giảm rất mạnh.
5.2. Inside Bar báo hiệu đảo chiều
Tuy không đem lại hiệu quả cao như khi giao dịch mô hình Insider theo xu hướng tiếp diễn, nhưng thỉnh thoảng các trader vẫn sử dụng mô hình Inside Bar theo xu hướng đảo chiều.
Để xác định tín hiệu mô hình Inside Bar chính xác, các trader cần đặt mô hình nến đúng vị trí: mô hình nến nằm trong có trùng với đường kháng cự hay đường hỗ trợ không? Vì giá sẽ phản ứng rất mạnh ở 2 vùng kháng cự và hỗ trợ. Tại đây, tâm lý của các nhà đầu tư cũng được thể hiện rõ ràng.
Ví dụ như:
Bên bán nhiều hơn bên mua, giá sẽ bị đẩy xuống vùng hỗ trợ. Lúc này, người mua sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng vì vùng hỗ trợ bị phá vỡ. Họ sẽ tìm cách để bán ra. Trong khi đó, phe bán cảm thấy họ đang kiểm soát được thị trường và sẽ đẩy giá xuống thấp hơn.
Lúc này bạn cần xem xét cẩn thận có nên thực hiện lệnh SELL hay không? Và vấn đề ở đây là, làm sao bạn biết đây thực sự là cơ hội tốt để tham gia chứ không phải là mồi nhử của thị trường?
Và nếu như mô hình nến InsideBar xuất hiện thời điểm này thì là một điều tích cực. Điều đó phản ánh được các hành vi liên quan đến giá có độ tin cậy rất cao cho các trader.
Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu hơn nhé!
EUR/USD sau khi đã hình thành xong mô hình Inside Bar ở vùng chữ nhật (nơi được khoanh vàng). Đây cũng chính là nơi giá của EUR/USD gặp phải vùng hỗ trợ rất cứng. Tuy nhiên, sau đó giá đã không thể tăng và đã biến vùng hỗ trợ thành vùng kháng cự. Có thể thấy giá đã lao dốc cực mạnh sau đó.
Nhìn chung, Inside Bar chỉ hiệu quả khi sử dụng chúng theo xu hướng tiếp diễn. Với xu hướng đảo chiều, mô hình nến nằm trong có độ tin cậy không cao.
Qua mô hình cũng có thể thấy rằng giá tuy đã lao dốc sau đó nhưng cũng đã làm 1 vòng mới ở các chu kì tiếp theo. Do đó, khi sử dụng mẫu hình Inside Bar đảo chiều, các trader nên kết hợp với 1 số yếu tố khác như đường hỗ trợ, kháng cự, mô hình giá để đảm bảo tín hiệu đáng tin hơn.
Các điểm cắt lỗ và vào lệnh trong mô hình nến nằm trong đảo chiều cũng tương tự như mô hình Inside Bar có xu hướng tiếp diễn.
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin bạn cần biết về nến Inside bar, hy vọng sẽ giúp bạn có những giao dịch thành công.