Mô hình giá là gì? Các mô hình biểu giá được dùng nhiều nhất
Mô hình giá là công cụ hữu dụng và ưa thích của các trader trong lĩnh vực Price action, mang đến cái nhìn toàn diện, rõ nét về những biến động của thị trường, không hề có độ trễ như các đường chỉ báo. Đặc biệt, mô hình này còn giúp nhà đầu thấy rõ được điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời một cách rõ ràng.
Mô hình giá là gì?
Mô hình giá là sự tổng hợp các chuyển động giá trong một thời điểm cụ thể. Có thể hình dung rằng mô hình biểu đồ giá sẽ được hình thành với điều kiện các điểm giá (giá đóng cửa, giá cao nhất hoặc thấp nhất) được kết nối lại với nhau.
Từ đó, chúng sẽ tạo ra những hình thù đặc biêt như: vai đầu vai, 2 đáy, 3 đáy, 2 đỉnh , 3 đỉnh,… trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi mô hình biểu đồ giá như thế sẽ mang đến cho các trader các thông tin, tín hiệu khác nhau, có thể đó là sự tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều.
Phần mô hình biểu đồ giá xuất hiện chính là những đoạn phân phối, tích luỹ của thị trường, nhằm chuẩn bị cho các sự kiện đột phá tiếp theo. Chúng ta thường thấy mô hình biểu đồ giá sẽ được sử dụng rất nhiều trong việc phân tích kỹ thuật . Mỗi mô hình biểu giá sẽ đem đến những tín hiệu khác nhau cho doanh nghiệp thấy được toàn cảnh cung – cầu trên thị trường.
Dựa trên các hình thù của giá, các trader sẽ phân tích được sức mạnh của phe mua và phe bán trên thị trường, dự báo được hành động giá sắp xảy ra và tìm được cho mình những cơ hội giao dịch hiệu quả. Mô hình giá sẽ được xác định nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ các đường xu hướng trendline, hỗ trợ kháng cự hoặc những đường cong (mô hình cốc tay cầm)…
Vai trò của mô hình biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật
Mô hình biểu đồ giá đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với các trader theo trường phái Price action.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường, cũng như tâm lý của các nhà giao dịch, đồng thời là cơ sở để xác định rằng phe nào đang chiếm ưu thế hơn.
- Mô hình có tính chu kỳ, có xu hướng sẽ lặp lại trong tương lai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tác động tâm lý của đám đông khi đối diện với những sự biến động luôn lặp đi lặp lại trong tương lai.
- Dựa vào mô hình biểu đồ giá, các nhà đầu có thể xác định được xu hướng sắp sửa diễn ra. So với các chỉ báo chỉ cung cấp tín hiệu tiếp diễn, đảo chiều trong một vùng giá cụ thể, mô hình biều đồ giá lại mang nhiều ưu điểm hơn khi nó có khả năng cung cấp cho các trader tín hiệu vào lệnh rõ ràng hơn rất nhiều.
- Giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về biến động thị trường. Các mô hình biểu đồ giá sẽ phát hoạ được bức tranh tổng quan về tâm lý của các doanh nghiệp khi giao dịch trên thị trường và dự đoán được phe nào sẽ chiến thắng.
Từ đó, nó sẽ dự báo rằng trong thời gian tới, thị trường sẽ tăng hay giảm. Căn cứ vào đó, trader sẽ quyết định thực hiện lệnh theo tín hiệu của mô hình biểu đồ giá hoặc sẽ tiếp tục chờ đợi dự báo cơ hội khác rõ nét hơn.
- Nhận định rõ điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời vô cùng chính xác. Các trader chỉ cần đợi xem rằng khi nào mô hình hoàn thành thì đã có thể vào lệnh ngay tại điểm mô hình bị phá vỡ. Thay vì dùng chỉ báo chỉ cung cấp được điểm đảo chiều, tiếp diễn xu hướng trong một khoảng giá cố định. Vì vậy mà các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tìm điểm vào lệnh cụ thể và chính xác.
Các mô hình giá quan trọng trong Forex
Trong thế giới forex đầy biến động, chỉ một "bước đi" sai lầm có thể khiến tiền bạc của bạn "bốc hơi" trong tích tắc. Không phải là trò chơi may rủi, thành công trong Forex đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật, và vũ khí bí mật chính là những mô hình.
Việc nắm rõ những mô hình giá sẽ giúp bạn có những quyết định giao dịch sáng suốt nhất. Dưới đây là một số mô hình giá quan trọng bạn cần biết.
1. Các mô hình giá đảo chiều
Mô hình 2 đỉnh
Mô hình 2 đỉnh là mô hình giá đảo chiều giảm mà chúng ta thường bắt gặp ở cuối xu hướng tăng. Mô hình 2 đỉnh có chiều cao tương đương nhau, với một đáy nằm giữa, một đường viền cổ xiên qua đáy trung tâm.
Trên biểu đồ giá, khi chúng ta quan sát thì sẽ thấy mô hình 2 đỉnh mang hình dạng giống chữ M. Mô hình 2 đỉnh dự đoán cho chúng ta biết rằng phe bán đang dần trở nên mạnh hơn trong khi phe mua đã mất đi ưu thế của mình. Khi giá breakout khỏi đường Neckline sẽ tụt mạnh, lúc này các doanh nghiệp nên vào lệnh Sell để bắt kịp xu hướng giảm.
Mô hình 2 đáy
Mô hình 2 đáy là mô hình mà chúng ta sẽ thường nhìn thấy ở cuối xu hướng giảm, cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này kết cấu với đáy có chiều cao bằng nhau, nằm giữa 2 đáy có 1 đỉnh, 1 đường viền cổ đi qua đỉnh của mô hình có vai trò là một đường kháng cự.
Khi giá breakout ra khỏi đường Neckline sẽ tăng mạnh. Các doanh nghiệp có thể mạnh dạng vào lệnh Buy để đón đầu xu hướng.
Mô hình vai đầu vai
- Mô hình vai đầu vai (Head And Shoulders) là một mô hình giá phổ biến được các trader tìm kiếm trong những dạng giao dịch đảo chiều. Mô hình vai đầu vai gồm 2 loại: vai đầu vai thuận và vai đầu vai nghịch.
- Mô hình vai đầu vai thuận: xảy ra ở cuối xu hướng tăng, mang đến dự báo đảo chiều giảm. Mô hình gồm 3 đỉnh liên tiếp với đỉnh nằm giữa là cao nhất, cùng với 2 đỉnh 2 bênh với độ cao như nhau.
Đường thẳng ngang qua 2 đáy chính là đường neckline. Nó có chức năng cung cấp tín hiệu để tiến hành các giao dịch đảo chiều từ tăng sang giảm.
Mô hình vai đầu vai ngược: xảy ra ở cuối xu hướng giảm, mang đến dự báo đảo chiều tăng. Mô hình này gồm 3 đáy liên tiếp với đáy nằm giữa là sâu nhất, cùng với 2 đáy 2 bênh với độ sâu như nhau.
Đường thẳng ngang qua 2 đỉnh chính là đường neckline. Nó có chức năng cung cấp tín hiệu để tiến hành các giao dịch đảo chiều từ giảm sang tăng.
Mô hình 3 đỉnh
Mô hình này cũng thuộc dạng giá đảo chiều. Nó thường xuất hiện vào cuối xu hướng tăng, cho thấy rằng bên mua đã mất ưu thế, giá chuẩn bị đảo chiều giảm.
Mô hình được cấu tạo với 3 đỉnh có chiều cao như nhau, 2 đáy xen giữ 3 đỉnh, có 1 đường neckline nằm ngang 2 đáy. Đường neckline này là một đường hỗ trợ mạnh. Khi đường neckline bị vỡ, trader sẽ dùng lệnh Sell để bắt kịp xu hướng giảm.
Mô hình 3 đáy
Mô hình này được cấu tạo với 2 đáy liên tiếp có chiều cao sấp sỉ nhau, 2 đỉnh xen lẽ 3 đáy, cùng 1 đường viền cổ ngang qua 2 đỉnh. Nó đóng vai trò là đường kháng cự mạnh. Mô hình 3 đáy cho biết sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Khi giá bị phá vỡ, đường kháng cự mạnh sẽ tăng. Lúc này, trader sẽ dùng lệnh Buy.
Mô hình kim cương
Đây là mô hình giá đảo chiều giữa 2 trạng thái tăng và giảm. Nếu trước khi xuất hiện mô hình là xu hướng tăng sẽ cung cấp dấu hiệu đảo chiều tăng sang giảm.
Còn nếu trước đó là xu hướng giảm thì sau đó sẽ đổi chiều từ giảm sang tăng khi mô hình đã được hình thành. Mô hình kim cương được nối lại bởi 2 tam giác thu hẹp và mở rộng. Khi nhìn trên biểu đồ, giá sẽ mang hình thoi hoặc kim cương. Tín hiệu mà mẫu hình này cung cấp sẽ khá mạnh.
2. Mô hình giá tiếp diễn
Mô hình giá tiếp diễn thường gặp tại giai đoạn điều chỉnh tăng hoặc giảm trước khi tiến hành dịch chuyển theo xu hướng lúc đầu. Mô hình này cho chúng ta nắm thông tin về những điểm Buy/Sell thuận theo xu hướng khá tiềm năng. Mô hình này bao gồm:
Mô hình tam giác
Đây là mô hình được hình thành dựa trên 2 đường xu hướng, 1 đường xiên qua các đỉnh và 1 đường xiên qua các đáy. 2 đường này sẽ gặp nhau tại một điểm ở phía phải của mô hình.
Mô hình tam giác được phân thành 3 dạng: tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác cân. Dạng tam giác tăng và giảm sẽ thông báo tín hiệu của việc xu hướng đang tiếp diễn. Trong khi đó, mô hình tam giác cân không thể hiện xu hướng rõ ràng.
Mô hình cờ đuôi nheo
Đây cũng là một dạng mô hình tiếp diễn xu hướng, có khả năng hiện diện trong cả xu hướng tăng và giảm. Mô hình cờ đuôi nheo gồm 2 bộ phận: cột cờ (đoạn tăng/giảm giá thuận xu hướng), lá cờ (hình thành khi có sự hội tụ của 2 đường xu hướng)
Mô hình chữ nhật
Đây là dạng mô hình giá tiếp diễn thường thấy tại giai đoạn củng cố khi xu hướng tăng hoặc giảm. Căn cứ vào dự báo mà nó cung cấp cho trader, người ta phân biệt nó thành 2 loại như sau:
Chúng ta sẽ thường gặp:
- Mô hình chữ nhật tăng: thường hiện hiện trong những xu hướng tăng chưa bị suy yếu. Khi cạnh trên của mô hình bị giá phá vỡ thì mô hình sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng chính.
- Mô hình chữ nhật giảm: thường hiện diện trong những xu hướng đã rất suy yếu. Khi cạnh dưới của mô hình bị giá phá vỡ thì mô hình sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng chính.
Mô hình cái cốc và tay cầm thuận
Mô hình cốc tay cầm thuận bao gồm 2 bộ phận: phần cốc mang hình dáng của chữ U và phần tay cầm hơi bị lệch xuống dưới. Chúng ta sẽ thường bắt gặp mô hình này trong những xu hướng tăng, dự báo cho sự tiếp diễn xu hướng. Giá sẽ tăng mạnh nếu nó bị breakout khỏi phần tay cầm. Lúc này, các doanh nghiệp nên nhanh chóng vào lệnh Buy để thuận xu hướng.
Mô hình lá cờ
Đây là một dạng mô hình thuộc nhóm mô hình giá tiếp diễn. Với sự mạnh mẽ của mình, nó được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và ưa chuộng.
Mô hình lá cờ này được hình thành bởi 2 bộ phận: lá cờ và cán cờ. Cán cờ biểu thị cho xu hướng tăng hoặc giảm ở mức độ rất mạnh. Lá cờ là đoạn tạm nghỉ của xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
Mô hình lá cờ biểu thị cho tín hiệu tiếp diễn tăng, thường bắt gặp trong xu hướng tăng. Trái lại, nó cũng sẽ xuất hiện trong xu hướng giảm, biểu thị cho tín hiệu tiếp diễn giảm.
3. Mô hình lưỡng tính
Những mô hình lưỡng tính có đặc điểm khác với các mô hình giá đảo chiều và mô hình tiếp diễn. Điểm khác biệt đó là nó không cung cấp tín hiệu về xu hướng trong tương lai.
Đây là một dạng mô hình trung tính, nếu chúng ta muốn biết tiếp theo giá sẽ xuất hiện hiện tượng tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng thì phải đợi giá bị breakout khỏi mô hình. Mô hình lưỡng tính được chia thành những mẫu hình cụ thể sau:
Mô hình cái nêm
Đây là dạng mô hình được cấu tạo từ 2 đường xu hướng có chiều hướng dịch chuyển lại gần nhau. Mô hình cái nêm có khả năng mang đến cho chúng ta dấu hiệu của sự đảo chiều. Mô hình này được chia cụ thể thành 2 loại như sau:
Mô hình nêm tăng gồm 2 đường xu hướng dốc lên cùng nhau và có khả năng hội tụ tại 1 điểm. Chúng ta sẽ thường bắt gặp mô hình này ở trong cả 2 xu hướng tăng và giảm. Sau khi breakout khỏi mô hình, giá sẽ mang xu hướng giảm. Lúc này, trader vào lệnh Sell là hiệu quả nhất.
Mô hình nêm giảm gồm 2 đường xu hướng dốc xuống cùng nhau và có khả năng hội tụ tại 1 điểm. Tương tự như mô hình nêm tăng, chúng ta sẽ thường bắt gặp mô hình này ở trong cả 2 xu hướng tăng và giảm. Sau khi breakout khỏi mô hình, giá sẽ mang xu hướng tăng. Lúc này, trader vào lệnh Buy là hiệu quả nhất.
Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân được hình thành dựa trên 2 đường xu hướng dốc lên và dốc xuống, cùng có chiều hướng hội tụ tại 1 điểm. Mô hình này thường thấy ở cả 2 xu hướng tăng và giảm, mang đến tín hiệu trung lập. Giá sẽ tăng hoặc giảm mạnh theo chiều hướng bức phá khi giá bị breakout khỏi mô hình.
Mô hình cái cốc tay cầm ngược
Mô hình này gồm 2 phần: thân cốc và tay cầm. Hình dáng có sự đối ngược với mô hình cốc tay cầm thuận. Tay cầm hơi chếch lên trên nhưng nó không vượt được đáy cốc, biểu hiện rằng phe mua đã suy yếu. Giá sẽ giảm mạnh sau khi breakout.
Mô hình cái cốc tay cầm ngược mang đến cho người dùng cả tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn. Nếu trước khi hình thành cốc là xu hướng tăng thì nó biểu hiện sự đảo chiều. Còn nếu trước đó là xu hướng giảm thì nó là mô hình tiếp diễn.
Ưu và nhược điểm của việc phân tích mô hình giá
Cũng giống như các mô hình khác, mô hình giá sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng xem đó là những ưu nhược điểm gì nhé!
Ưu điểm của mô hình giá
- Mô hình giá có hình dạng trực quan và tên gọi dễ hiểu, giúp nhà đầu tư dễ dàng ghi nhớ và áp dụng trong phân tích kỹ thuật.
- Các mẫu mô hình giá thường dễ nhận diện trên biểu đồ, dẫn đến độ chính xác của dự đoán khá cao khi mô hình hoàn thiện.
- Trước khi nhận được tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật, nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình giá để dự đoán xu hướng thị trường và vào lệnh sớm hơn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
Nhược điểm của mô hình giá
- Phân tích mô hình giá đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì chỉ khi mô hình hoàn thành mới có thể đưa ra dự báo xu hướng giá một cách chính xác.
- Giá thị trường thường biến động không ngừng và rất phức tạp. Do đó, mặc dù lý thuyết về mô hình giá rất dễ nhìn, nhưng khi áp dụng trên biểu đồ thực tế, không phải lúc nào cũng xuất hiện mô hình chuẩn.
- Đôi khi có những tình huống phá vỡ giả, khiến nhà đầu tư có thể bị lừa và đưa ra quyết định giao dịch không chính xác.
- Nhiều trường hợp xuất hiện mô hình lồng trong mô hình khác, tạo ra sự bối rối cho nhà đầu tư và làm khó khăn trong việc quyết định giao dịch.
Phân tích mô hình giá là một công cụ mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật với nhiều ưu điểm như tính trực quan, dễ hiểu và khả năng dự đoán sớm. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những hạn chế như sự phức tạp của thị trường, phá vỡ giả và yêu cầu sự kiên nhẫn. Nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và kết hợp với các phương pháp phân tích khác để đạt hiệu quả cao nhất trong giao dịch.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giá
Khi giao dịch với mô hình biểu đồ giá, các trader nên lưu ý các điểm sau:
- Trước khi xuất hiện mô hình biểu đồ giá, điều kiện là phải có một xu hướng được biểu hiện rõ ràng. Nhất là đối với những mô hình đảo chiều, thì nó phải mang tín hiệu đang bị suy yếu.
- Chỉ tiến hành giao dịch khi mô hình đã hình thành xong. Đặc biệt là với các mô hình đảo chiều, người chơi phải đợi đường neackline bị giá phá vỡ thì mới vào lệnh để giao dịch thêm hiệu quả.
- Nên chú ý nhiều hơn đến các mô hình biểu đồ giá hình thành trên các khung thời gian lớn. Bởi nó có độ chính xác cao hơn các mô hình biểu đồ giá được hình thành trên các khung thời gian thấp.
- Theo John Murphy, các mô hình biểu đồ giá đảo chiều sẽ dễ bị phá vỡ và tụt mạnh nếu nó được hình thành từ đỉnh.
Có thể bạn quan tâm thêm:
Mô hình chữ nhật là gì? Cách giao dịch với mô hình hiệu quả
Mô hình lá cờ (Flag) - Chiến lược giao dịch với mô hình cờ
Đây là bài viết tổng hợp những mô hình giá được sử dụng thường xuyên trong việc giao dịch trên thị trường, hy vọng giúp ích các trader thực hiện những giao dịch hiệu quả cao nhất.