Position trading là gì? Chiến lược Position trading hiệu quả
Position trading là một chiến lược giao dịch dài hạn khá nổi tiếng cho phép những nhà đầu tư riêng lẻ mở vị thế và giữ nó trong thời gian dài để tìm kiếm lợi nhuận, thường là vài tháng đến vài năm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng các chuyên gia tài chính của Citinews tìm hiểu về chiến lược này là gì, cách thức hoạt động, những lợi ích mà nó mang lại và ứng dụng nó vào đầu tư. Khi nắm vững kiến thức về position trong trading, bạn có thể đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp và tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường. Cùng theo dõi nhé!
Position trading là gì?
Đây là một chiến lược giao dịch nổi tiếng trên thị trường tài chính, trong đó các vị thế mua hoặc bán được mở và giữ trong một khoảng thời gian dài, thường là từ vài tuần đến vài tháng thay vì vài phút, vài ngày như nhiều chiến lược giao dịch khác.
Người thực hiện loại giao dịch này được gọi là position trader. Khi sử dụng chiến lược này, họ sẽ lờ đi những biến động giá trong ngắn hạn và chú trọng hơn vào những phân tích cơ bản cùng xu hướng dài hạn, ví dụ, xu hướng tăng của một chỉ số chứng khoán hay một mã cổ phiếu trong vài tháng hoặc vài năm.
Loại giao dịch này gần giống với việc buy and hold trong đầu tư, chỉ khác là quan điểm buy and hold sẽ chỉ áp dụng cho những vị thế mua và nắm giữ dài hạn, trong khi position traders có thể thực hiện cả vị thế bán lẫn mua.
Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng nổi tiếng cho điều này khi họ đã lựa chọn và thực hiện giao dịch như một Position Trader. Joe Ross là một ví dụ rõ nét với việc giữ vị thế giao dịch dài nhất từ trước đến nay với gần 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2000. Ông đã mở một vị thế dài hạn của chỉ số S&P500 trong khoảng thời gian này cùng với việc kích hoạt một trailing stop và đóng vị thế với lợi nhuận lên đến 16 triệu đô.
Một minh chứng khác là Philip A.Fisher, ông đã đầu tư vào cổ phiếu Motorrola và giữ vị thế đó “buy and hold to die” cho đến khi ông qua đời ở tuổi 96.
Trong tất cả các chiến lược giao dịch khác như Scalping, Day Trading, Swing Trading, và Position Trading thì đây chính là một trong những chiến lược có thời gian nắm giữ là dài nhất. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể mang lại lợi nhuận rất lớn, nhưng đi kèm với đó là rủi ro cũng rất cao. Vì vậy, cẩn trọng vẫn hơn là điều mà Chanh Tươi Review muốn gửi đến bạn ngay lúc này!
Đặc điểm của phương pháp Position trading
Phương pháp Position trong trading có một số đặc điểm như sau:
- Thời gian giao dịch dài hạn: Đây là chiến lược giao dịch dựa trên xu hướng dài hạn của thị trường, vì vậy thời gian giao dịch thường là từ vài tuần đến vài tháng hoặc hơn.
- Tập trung vào xu hướng dài hạn: Chiến lược tập trung vào những xu hướng dài hạn của thị trường, chẳng hạn như xu hướng tăng của một cổ phiếu hoặc một chỉ số chứng khoán trong vòng vài năm. Điều này giúp nhà giao dịch có thể tận dụng tối đa lợi nhuận từ xu hướng đó.
- Sử dụng thường sử dụng cả phân tích cơ bản lẫn chỉ báo kỹ thuật: Việc giao dịch thường sử dụng cả phân tích cơ bản lẫn chỉ báo kỹ thuật để đánh giá xu hướng thị trường và tìm kiếm các cơ hội giao dịch. Đó có thể là giá trị sổ sách ước tính của cổ phiếu hay thông tin vĩ mô của thị trường và cả các chỉ báo ví dụ như RSI, MACD, các đường trung bình động…
- Đòn bẩy thấp: Vì thời gian giao dịch lâu dài, nên các position trader này thường sử dụng đòn bẩy thấp hơn khi so sánh với các chiến lược giao dịch khác
- Tập trung vào quản lý rủi ro: Nhà giao dịch Position trader thường chú trọng đến việc quản lý rủi ro và tìm kiếm các cơ hội giao dịch có tỷ lệ rủi ro/thưởng lợi nhuận tốt.
- Tần suất giao dịch ít, khối lượng giao dịch lớn: Position trong trading có tần suất giao dịch rất ít, nhưng khối lượng giao dịch mỗi lệnh rất lớn, có thể lên tới 5% tài khoản cho mỗi vị thế. Mục tiêu là đạt được tỷ lệ R:R (risk: reward ratio) cao, có thể trên 1:10.
- Thường được áp dụng trên thị trường chứng khoán: Position thường được áp dụng trên thị trường chứng khoán hơn là trên thị trường forex.
Ưu – Nhược điểm khi giao dịch theo Position trading
Chúng ta hãy cùng xem qua một số ưu - nhược điểm của chiến lược Position trading , để có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp này nhé!
Một số chiến lược Position trading hiệu quả
Giao dịch theo position là chiến lược giao dịch khá gần giống với chiến lược đầu tư giá trị. Lợi nhuận của chiến lược này sẽ đến từ những chuyển động giá trong dài hạn, do vậy họ quan tâm nhiều hơn đến xu hướng biến dộng của thị trường hơn là những thay đổi trong ngắn hạn.
Để có những chiến lược position hiệu quả, bạn cần phải nắm vững phân tích cơ bản cũng như phân tích kỹ thuật . Dưới đây là một số chiến lược position trong trading mà bạn có thể áp dụng:
Chiến lược giao dịch cổ phiếu
Như một quy tắc chung thì các loại tài sản như cổ phiếu thường có xu hướng ổn định và có sự biến động rõ ràng hơn khi áp vào khung thời gian dài. Thông qua phân tích cơ bản họ có cơ sở vững chắc có thể đánh giá được giá trị thực sự của công ty, và cũng dự đoán được sẽ nằm ở đâu trong thời gian tới dựa vào những dữ liệu tài chính cũng như định hướng phát triển của công ty. Khác với forex thường nhạy với các tin tức tài chính, kinh tế trong ngày, và xu hướng dài hạn ít có sự biến động nhiều để có được lợi nhuận lớn khi tham gia giao dịch trong dài hạn.
Và đó chính là lý do mà chiến lược giao dịch theo position thường được ứng dụng nhiều trong cổ phiếu.
Chiến lược giao dịch hàng hóa
Như cổ phiếu, thì hàng hóa cũng có mối liên hệ chặt chẽ khi trong việc dự đoán được xu hướng thị trường dài hạn hơn những tài sản khác được giao dịch trên thị trường như tiền điện tử hay forex. Đặc điểm của loại hàng hóa là chúng có xu hướng ổn định nhanh hơn so với các loại thị trường khác.
Chiến lược giao dịch chỉ số
Chỉ số chứng khoán là chỉ số phản ánh sự biến động của một nhóm công ty dựa trên một thị trường, ngành nghề, quốc gia hoặc theo một tiêu chí nhất định. Các chỉ số cũng thường có xu hướng biến động theo xu hướng nhất định, và cũng là sản phẩm mà các nhà đầu tư lựa chọn khi dùng chiến lược giao dịch theo postion.
Chiến lược giao dịch forex
Đây là loại sản phẩm ít được áp dụng chiến lược giao dịch theo vị thế nhất, bởi chính đặc trưng của nó. Trong dài hạn, chút ít có sự biến đổi lớn, việc áp dụng đòn bẩy thấp hoặc không áp dụng thì gần như bạn sẽ khó thu được phần lợi nhuận khi sử dụng chiến lược giao dịch này.
Cách áp dụng chiến lược giao dịch theo vị thế
Chiến lược tương quan dương
Áp dụng chiến lược này, người giao dịch cần quan tâm đến mối liên hệ giữa một sản phẩm khác với sản phẩm mà bạn đang lựa chọn. Trong một tương quan dương, khi giá của sản phẩm tăng, thì sản phẩm còn lại cũng sẽ tăng, dù đôi lúc có độ trễ trong việc biến động.
Ví dụ minh họa: Giá dầu có mối liên hệ với cặp tiền tệ CAD/JPY bởi vì Canada là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn. Trong khi đó, Nhật Bản nhập khẩu nhiều dầu, do đó giá trị yên giảm khi giá dầu tăng cao. Vì vậy, sự tăng giá của dầu trở thành chỉ số quan trọng hàng đầu liên quan đến biến động của cặp tiền tệ CAD/JPY.
Khi thực thi chiến lược này, bạn cần theo dõi đồng thời cả hai biểu đồ. Ở đây chính là biểu đồ giá dầu và biểu đồ cặp tiền CAD/JPY.
Cách vào lệnh BUY
- Bước 1: Xác định mức kháng cự trên biểu đồ dầu mỏ khung thời gian D1.
- Bước 2: Tìm thanh nến breakout khỏi kháng cự.
- Bước 3: Vào lệnh BUY cặp tiền tệ CAD/JPY ngay khi nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt Stop loss tại vùng hỗ trợ.
- Bước 5: Đặt Take Profit dưới mức kháng cự chính tiếp theo sau khi vào lệnh.
Cách vào lệnh SELL
- Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ trên biểu đồ dầu trong khung thời gian D1.
- Bước 2: Chờ đợi cây nến break-out khỏi vùng hỗ trợ đóng cửa.
- Bước 3: Vào lệnh SELL cặp tiền tệ CAD/JPY tại mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo.
- Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức kháng cự.
- Bước 5: Đặt Take Profit ở mức hỗ trợ tiếp theo sau khi vào lệnh.
Chiến lược tương quan âm với position trading
Ví dụ này là đánh giá dựa trên mối tương quan nghịch giữa một số đồng tiền chủ chốt và giá vàng. Theo quy tắc thông thường, khi giá vàng tăng, chỉ số đồng USD sẽ giảm. Khi áp dụng chiến lược này, bạn cần theo dõi đồng thời cả hai biểu đồ, bao gồm chỉ số đồng USD và biểu đồ giá vàng.
Cách vào lệnh BUY
- Bước 1: Xác định hỗ trợ trên biểu đồ chỉ số đồng USD trong khung thời gian D1.
- Bước 2: Tìm thanh nến đóng cửa ở dưới mức hỗ trợ.
- Bước 3: Vào lệnh BUY trên biểu đồ vàng ngay khi nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức hỗ trợ chính trước khi vào lệnh;
- Bước 5: Đặt Take – Profit dưới mức kháng cự chính tiếp theo sau khi vào lệnh.
Cách vào lệnh SELL
- Bước 1: Tìm mức kháng cự trên Chỉ số USD trong khung thời gian hàng ngày.
- Bước 2: Xác định thanh nến đóng cửa ở trên mức kháng cự.
- Bước 3: Vào lệnh SELL trên biểu đồ vàng ngay khi nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt Stop-loss ở mức kháng cự chính trước khi vào lệnh.
- Bước 5: Đặt Take – Profit dưới mức hỗ trợ chính tiếp theo sau khi vào lệnh.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không có chiến lược nào hoàn hảo và luôn mang lại lợi nhuận. Việc thành công trong chiến lược giao dịch dựa trên vị thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiến thức, kinh nghiệm và khả năng đưa ra quyết định chính xác.
Xem thêm:
- Swing trading là gì? Chiến lược Swing forex hiệu quả nhất
- Day trading là gì? Đánh giá chiến lược day trading hiệu quả nhất
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết này, Citinews đã giúp bạn tìm hiểu về postion trading, cũng như một số chiến lược position hiệu quả. Để thành công trong lĩnh vực này, người đầu tư cần nắm vững kiến thức về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, đồng thời luôn cập nhật thông tin và thị trường. Hãy lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu, kỳ vọng và nguồn lực của bạn, áp dụng kiên trì và sáng suốt để tận dụng tối đa cơ hội và đạt được hiệu quả cao trong position trading. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!